16 years ago
Sunday, December 30, 2007
Phía Tây mặt trời
Sáu tiếng hành trình từ Paris đến Chamrousse đủ để kết thúc "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời". Đây là cuốn tiểu thuyết thứ ba của Murakami mà mình đọc. Vẫn êm như nước chảy, đã bắt đầu đọc là không muốn rời ra nữa. Và cũng như hai quyển trước, đọc xong rồi lật đi lật lại các chi tiết vẫn chưa hết băn khoăn.
Wednesday, December 12, 2007
Tiếng
Chiều nay đi học về mình thắc mắc mãi không thôi: "Tại sao ngôn ngữ khoa học quốc tế lại là tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt?"
Số là hôm nay học một anh người Hy Lạp nói tiếng Anh như nói tiếng mẹ đẻ, mình nghe không hiểu gì ráo, sau ba câu đã "cái ngủ mày ngủ cho ngoan". Thế mà gần cuối giờ tỉnh dậy, bạn Nôbita bên cạnh giảng cho mình chưa đến năm phút mình đã nắm được bài. Tiếng Việt mình rõ là ưu việt hơn hẳn, các bạn nhỉ?
---
Thế nhưng, giống như ông Mai Đức Chung bị Liên đoàn ngần ngại sử dụng, tiếng Việt trong mắt người Việt nói chung cũng không phải cái gì đáng trân trọng. Bằng chứng là người ta có thèm học sử dụng nó cho đúng đâu. Điều trớ trêu là chính các phương tiện thông tin đại chúng lại góp phần tích cực nhất vào việc làm cho tiếng Việt bị xuống cấp. Ngày ngày mình vẫn phải nhăn mặt khi nghe những từ dùng sai như tuýp, yếu điểm, tựu trung, cứu cánh, v.v... hoặc những câu như "Với chuyến thăm này của Thủ tướng đã thắt chặt mối quan hệ...". Đến chết mình cũng không thể quên được nỗi tức giận và đau xót khi đọc một bài của Vietnamnet về chuyện "ngài Đại sứ quán Anh quốc đến thăm CLB Hoàng Anh - Gia Lai". Hôm nay trên trang nhất của VNExpress, "báo điện tử tiếng Việt nhiều người đọc nhất", chình ình "Ông chủ bị tố cáo bạo dâm bé giúp việc", đọc vào mới thấy gã phóng viên chẳng hiểu từ "bạo dâm" nghĩa là gì mà dám sử dụng một cách rất liều mạng. Những lỗi ấy ngày ngày đọc báo, xem truyền hình nhặt ra được hàng thúng.
Điều đáng sợ là người ta không biết là sai và cứ ung dung để cho nó sai như thế. Có ai có ý kiến thì sẽ mang tiếng rỗi hơi và bị lý luận lại rằng "ngôn ngữ phát triển theo xã hội", và rằng "xưa nó sai nhưng lâu ngày nhiều người dùng thì nó thành đúng". Mình không tìm được lý lẽ đủ thuyết phục, hơn nữa mình là người ôn hoà (hay nhu nhược?) không bao giờ đi đến cùng của một cuộc tranh luận, nên không cãi lại. Nhưng mình cứ băn khoăn. Nếu ranh giới đúng - sai mong manh như vậy thì trên đời này làm gì còn đẹp - xấu? Khi ta chấp nhận theo số đông dù biết là sai, liệu ta có còn là ta, hay ta cũng trở thành "số đông" - là một thứ nhạt nhoà không bản sắc?
Thế nào cũng có đứa đọc đến đoạn này chửi thầm mình bảo thủ.
---
Định nói về cái gì nữa nhưng quên mất rồi. Thôi đi ăn cơm!
Số là hôm nay học một anh người Hy Lạp nói tiếng Anh như nói tiếng mẹ đẻ, mình nghe không hiểu gì ráo, sau ba câu đã "cái ngủ mày ngủ cho ngoan". Thế mà gần cuối giờ tỉnh dậy, bạn Nôbita bên cạnh giảng cho mình chưa đến năm phút mình đã nắm được bài. Tiếng Việt mình rõ là ưu việt hơn hẳn, các bạn nhỉ?
---
Thế nhưng, giống như ông Mai Đức Chung bị Liên đoàn ngần ngại sử dụng, tiếng Việt trong mắt người Việt nói chung cũng không phải cái gì đáng trân trọng. Bằng chứng là người ta có thèm học sử dụng nó cho đúng đâu. Điều trớ trêu là chính các phương tiện thông tin đại chúng lại góp phần tích cực nhất vào việc làm cho tiếng Việt bị xuống cấp. Ngày ngày mình vẫn phải nhăn mặt khi nghe những từ dùng sai như tuýp, yếu điểm, tựu trung, cứu cánh, v.v... hoặc những câu như "Với chuyến thăm này của Thủ tướng đã thắt chặt mối quan hệ...". Đến chết mình cũng không thể quên được nỗi tức giận và đau xót khi đọc một bài của Vietnamnet về chuyện "ngài Đại sứ quán Anh quốc đến thăm CLB Hoàng Anh - Gia Lai". Hôm nay trên trang nhất của VNExpress, "báo điện tử tiếng Việt nhiều người đọc nhất", chình ình "Ông chủ bị tố cáo bạo dâm bé giúp việc", đọc vào mới thấy gã phóng viên chẳng hiểu từ "bạo dâm" nghĩa là gì mà dám sử dụng một cách rất liều mạng. Những lỗi ấy ngày ngày đọc báo, xem truyền hình nhặt ra được hàng thúng.
Điều đáng sợ là người ta không biết là sai và cứ ung dung để cho nó sai như thế. Có ai có ý kiến thì sẽ mang tiếng rỗi hơi và bị lý luận lại rằng "ngôn ngữ phát triển theo xã hội", và rằng "xưa nó sai nhưng lâu ngày nhiều người dùng thì nó thành đúng". Mình không tìm được lý lẽ đủ thuyết phục, hơn nữa mình là người ôn hoà (hay nhu nhược?) không bao giờ đi đến cùng của một cuộc tranh luận, nên không cãi lại. Nhưng mình cứ băn khoăn. Nếu ranh giới đúng - sai mong manh như vậy thì trên đời này làm gì còn đẹp - xấu? Khi ta chấp nhận theo số đông dù biết là sai, liệu ta có còn là ta, hay ta cũng trở thành "số đông" - là một thứ nhạt nhoà không bản sắc?
Thế nào cũng có đứa đọc đến đoạn này chửi thầm mình bảo thủ.
---
Định nói về cái gì nữa nhưng quên mất rồi. Thôi đi ăn cơm!
Friday, December 7, 2007
Giang hồ
Đêm thao thức, ngoài kia gió ào ào, cũng muốn đi ngủ nhưng mắt cứ mở trừng trừng, đầu nhẹ bẫng, chẳng thấy buồn ngủ gì cả. Đã tháng mười hai, lại sắp hết năm rồi. Nghe bụng réo lên một cái, liên tưởng đến kiểu ăn uống qua ngày của mình, thấy thèm được về nhà ăn một bữa ngon lành nóng hổi có cả nhà quây quần quanh mâm. Trong đầu tự nhiên ngân nga "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt"...
Cặp câu in đậm kia đích thị là nói về Choisy rồi! :-) Khéo phải viết chữ to đóng khung lại mang đến treo ở đấy.
---
Thời đại thông tin, người ta hơi tí là bị kích động. Dữ dội đấy rồi lại chóng đi ngay vào lãng quên. Những thứ thoáng qua phỏng có bao nhiêu giá trị? Và người ta chống chọi với ngày đông tháng giá bởi "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" chứ đâu phải bởi một đám cháy phừng phừng.
---
Nhanh thật, mai lại là ngày 8 tháng 12 rồi. "Imagine all the people living life in peace"...
Giang hồ
- Phạm Hữu Quang -
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với ... giặt đồ
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng...
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu...
Giang hồ ta chẳng màng áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Nhìn núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
Cặp câu in đậm kia đích thị là nói về Choisy rồi! :-) Khéo phải viết chữ to đóng khung lại mang đến treo ở đấy.
---
Thời đại thông tin, người ta hơi tí là bị kích động. Dữ dội đấy rồi lại chóng đi ngay vào lãng quên. Những thứ thoáng qua phỏng có bao nhiêu giá trị? Và người ta chống chọi với ngày đông tháng giá bởi "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" chứ đâu phải bởi một đám cháy phừng phừng.
---
Nhanh thật, mai lại là ngày 8 tháng 12 rồi. "Imagine all the people living life in peace"...
Subscribe to:
Posts (Atom)