16 years ago
Sunday, December 30, 2007
Phía Tây mặt trời
Sáu tiếng hành trình từ Paris đến Chamrousse đủ để kết thúc "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời". Đây là cuốn tiểu thuyết thứ ba của Murakami mà mình đọc. Vẫn êm như nước chảy, đã bắt đầu đọc là không muốn rời ra nữa. Và cũng như hai quyển trước, đọc xong rồi lật đi lật lại các chi tiết vẫn chưa hết băn khoăn.
Wednesday, December 12, 2007
Tiếng
Chiều nay đi học về mình thắc mắc mãi không thôi: "Tại sao ngôn ngữ khoa học quốc tế lại là tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt?"
Số là hôm nay học một anh người Hy Lạp nói tiếng Anh như nói tiếng mẹ đẻ, mình nghe không hiểu gì ráo, sau ba câu đã "cái ngủ mày ngủ cho ngoan". Thế mà gần cuối giờ tỉnh dậy, bạn Nôbita bên cạnh giảng cho mình chưa đến năm phút mình đã nắm được bài. Tiếng Việt mình rõ là ưu việt hơn hẳn, các bạn nhỉ?
---
Thế nhưng, giống như ông Mai Đức Chung bị Liên đoàn ngần ngại sử dụng, tiếng Việt trong mắt người Việt nói chung cũng không phải cái gì đáng trân trọng. Bằng chứng là người ta có thèm học sử dụng nó cho đúng đâu. Điều trớ trêu là chính các phương tiện thông tin đại chúng lại góp phần tích cực nhất vào việc làm cho tiếng Việt bị xuống cấp. Ngày ngày mình vẫn phải nhăn mặt khi nghe những từ dùng sai như tuýp, yếu điểm, tựu trung, cứu cánh, v.v... hoặc những câu như "Với chuyến thăm này của Thủ tướng đã thắt chặt mối quan hệ...". Đến chết mình cũng không thể quên được nỗi tức giận và đau xót khi đọc một bài của Vietnamnet về chuyện "ngài Đại sứ quán Anh quốc đến thăm CLB Hoàng Anh - Gia Lai". Hôm nay trên trang nhất của VNExpress, "báo điện tử tiếng Việt nhiều người đọc nhất", chình ình "Ông chủ bị tố cáo bạo dâm bé giúp việc", đọc vào mới thấy gã phóng viên chẳng hiểu từ "bạo dâm" nghĩa là gì mà dám sử dụng một cách rất liều mạng. Những lỗi ấy ngày ngày đọc báo, xem truyền hình nhặt ra được hàng thúng.
Điều đáng sợ là người ta không biết là sai và cứ ung dung để cho nó sai như thế. Có ai có ý kiến thì sẽ mang tiếng rỗi hơi và bị lý luận lại rằng "ngôn ngữ phát triển theo xã hội", và rằng "xưa nó sai nhưng lâu ngày nhiều người dùng thì nó thành đúng". Mình không tìm được lý lẽ đủ thuyết phục, hơn nữa mình là người ôn hoà (hay nhu nhược?) không bao giờ đi đến cùng của một cuộc tranh luận, nên không cãi lại. Nhưng mình cứ băn khoăn. Nếu ranh giới đúng - sai mong manh như vậy thì trên đời này làm gì còn đẹp - xấu? Khi ta chấp nhận theo số đông dù biết là sai, liệu ta có còn là ta, hay ta cũng trở thành "số đông" - là một thứ nhạt nhoà không bản sắc?
Thế nào cũng có đứa đọc đến đoạn này chửi thầm mình bảo thủ.
---
Định nói về cái gì nữa nhưng quên mất rồi. Thôi đi ăn cơm!
Số là hôm nay học một anh người Hy Lạp nói tiếng Anh như nói tiếng mẹ đẻ, mình nghe không hiểu gì ráo, sau ba câu đã "cái ngủ mày ngủ cho ngoan". Thế mà gần cuối giờ tỉnh dậy, bạn Nôbita bên cạnh giảng cho mình chưa đến năm phút mình đã nắm được bài. Tiếng Việt mình rõ là ưu việt hơn hẳn, các bạn nhỉ?
---
Thế nhưng, giống như ông Mai Đức Chung bị Liên đoàn ngần ngại sử dụng, tiếng Việt trong mắt người Việt nói chung cũng không phải cái gì đáng trân trọng. Bằng chứng là người ta có thèm học sử dụng nó cho đúng đâu. Điều trớ trêu là chính các phương tiện thông tin đại chúng lại góp phần tích cực nhất vào việc làm cho tiếng Việt bị xuống cấp. Ngày ngày mình vẫn phải nhăn mặt khi nghe những từ dùng sai như tuýp, yếu điểm, tựu trung, cứu cánh, v.v... hoặc những câu như "Với chuyến thăm này của Thủ tướng đã thắt chặt mối quan hệ...". Đến chết mình cũng không thể quên được nỗi tức giận và đau xót khi đọc một bài của Vietnamnet về chuyện "ngài Đại sứ quán Anh quốc đến thăm CLB Hoàng Anh - Gia Lai". Hôm nay trên trang nhất của VNExpress, "báo điện tử tiếng Việt nhiều người đọc nhất", chình ình "Ông chủ bị tố cáo bạo dâm bé giúp việc", đọc vào mới thấy gã phóng viên chẳng hiểu từ "bạo dâm" nghĩa là gì mà dám sử dụng một cách rất liều mạng. Những lỗi ấy ngày ngày đọc báo, xem truyền hình nhặt ra được hàng thúng.
Điều đáng sợ là người ta không biết là sai và cứ ung dung để cho nó sai như thế. Có ai có ý kiến thì sẽ mang tiếng rỗi hơi và bị lý luận lại rằng "ngôn ngữ phát triển theo xã hội", và rằng "xưa nó sai nhưng lâu ngày nhiều người dùng thì nó thành đúng". Mình không tìm được lý lẽ đủ thuyết phục, hơn nữa mình là người ôn hoà (hay nhu nhược?) không bao giờ đi đến cùng của một cuộc tranh luận, nên không cãi lại. Nhưng mình cứ băn khoăn. Nếu ranh giới đúng - sai mong manh như vậy thì trên đời này làm gì còn đẹp - xấu? Khi ta chấp nhận theo số đông dù biết là sai, liệu ta có còn là ta, hay ta cũng trở thành "số đông" - là một thứ nhạt nhoà không bản sắc?
Thế nào cũng có đứa đọc đến đoạn này chửi thầm mình bảo thủ.
---
Định nói về cái gì nữa nhưng quên mất rồi. Thôi đi ăn cơm!
Friday, December 7, 2007
Giang hồ
Đêm thao thức, ngoài kia gió ào ào, cũng muốn đi ngủ nhưng mắt cứ mở trừng trừng, đầu nhẹ bẫng, chẳng thấy buồn ngủ gì cả. Đã tháng mười hai, lại sắp hết năm rồi. Nghe bụng réo lên một cái, liên tưởng đến kiểu ăn uống qua ngày của mình, thấy thèm được về nhà ăn một bữa ngon lành nóng hổi có cả nhà quây quần quanh mâm. Trong đầu tự nhiên ngân nga "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt"...
Cặp câu in đậm kia đích thị là nói về Choisy rồi! :-) Khéo phải viết chữ to đóng khung lại mang đến treo ở đấy.
---
Thời đại thông tin, người ta hơi tí là bị kích động. Dữ dội đấy rồi lại chóng đi ngay vào lãng quên. Những thứ thoáng qua phỏng có bao nhiêu giá trị? Và người ta chống chọi với ngày đông tháng giá bởi "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" chứ đâu phải bởi một đám cháy phừng phừng.
---
Nhanh thật, mai lại là ngày 8 tháng 12 rồi. "Imagine all the people living life in peace"...
Giang hồ
- Phạm Hữu Quang -
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với ... giặt đồ
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng...
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu...
Giang hồ ta chẳng màng áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Nhìn núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
Cặp câu in đậm kia đích thị là nói về Choisy rồi! :-) Khéo phải viết chữ to đóng khung lại mang đến treo ở đấy.
---
Thời đại thông tin, người ta hơi tí là bị kích động. Dữ dội đấy rồi lại chóng đi ngay vào lãng quên. Những thứ thoáng qua phỏng có bao nhiêu giá trị? Và người ta chống chọi với ngày đông tháng giá bởi "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" chứ đâu phải bởi một đám cháy phừng phừng.
---
Nhanh thật, mai lại là ngày 8 tháng 12 rồi. "Imagine all the people living life in peace"...
Friday, November 23, 2007
11-07: Amboise
Bài này giới thiệu một số hình ảnh về Amboise, một thị trấn ở gần Tours, nổi tiếng vì là nơi Leonardo Da Vinci sống những năm cuối đời. Bài này cũng là bài cuối cùng trong loạt bài về chuyến đi đầu tháng 11 vừa rồi của tớ.
Vì bài này có nhiều ảnh nên tớ chỉ post ở dạng thumbnail cho nhẹ. Muốn xem cỡ to chỉ cần click vào ảnh.

Đứng dưới phố nhìn lên, lâu đài Amboise là một pháo đài đồ sộ kín như bưng.

Lên trên hoá ra là cả một quả đồi rất rộng :D.

Đứng ở trên nhìn xuống thấy đường phố bé tí: mình cao thật! (Nghĩ đến một câu hát của Norah Jones: "... tell me, how does it feel to be so high looking down there? Is it lonely? Lonely... lonely...") Cái nhà trang trí bằng dây leo kia nổi bật nhỉ?


Bên trái là Chapelle St-Hubert (Thánh bảo trợ săn bắn - trên đỉnh tháp ngoài các mô-típ gô-tích quen thuộc còn có thêm mấy cặp sừng hươu bằng đồng), bên trong an nghỉ Leonardo Da Vinci vĩ đại. Trữ tình ngoại đề phát, thật tình cờ và thật bất ngờ, ông Hubert này lại là thánh bảo hộ cho ngày sinh của tớ. Hồi trước tớ đọc Wiki thấy bảo ông này trước là quý tộc gì đó rất ham săn bắn, sau quá đau buồn vì vợ chết nên lánh đời, cuối cùng theo đạo, lập nhiều công đức nên chết đi được phong thánh. Nghe nói ông này cũng bảo trợ cho các nhà làm toán. Theo tớ thì ông ấy còn bảo trợ cho các nhà yêu vợ :D.
Bên phải là một cái tháp khoá kín, không biết là cái gì. Thằng đứng đầu kia bờ tường là thằng đi cùng tớ. Một số ảnh trong bài này là nó chụp.

Mặt tiền của nhà nguyện: có đủ ngựa, chim thú và chó săn, đích thị thánh Hubert!
Vào trong nhà nguyện có bàn thờ Da Vinci, có hầm mộ ông ấy, nhưng sự chú ý của tớ lại tập trung vào các ô cửa kính đầy màu sắc. Cái nhà nguyện bé tí mà đông tây nam bắc có đến mười một ô cửa kính! Đành rằng cửa kính kiểu này là nét trang trí phổ biến ở các nhà thờ châu Âu (Nhà thờ Lớn ở Hà Nội cũng có, nếu soi kỹ còn thấy dòng chữ nói nơi sản xuất, hình như là Pháp hoặc Paris gì đó), nhưng chưa bao giờ tớ trầm trồ ngây ngất như trước những cửa kính này. Trong các nhà thờ to, ánh sáng leo lét ở các ô cửa kiểu này bị bóng tối âm u nuốt chửng, chứ không rực rỡ khắp không gian như ở đây. Đứng trong gian phòng bé này, tớ cảm thấy như được vây quanh bởi ánh sáng và màu sắc.
Biết rằng để riêng từng thành phần sẽ không lột tả được sự hài hoà của cả kiến trúc, nhưng tớ vẫn không ngăn nổi mình quay ngang quay dọc chụp đủ bằng được mười một ô cửa. Bạn nào muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thực sự thì chỉ có cách đến tận nơi thôi.
(Tớ văn hoá còi, không hiểu điển tích gì hết nên thấy tranh đẹp thì thích chứ chẳng biết nó nói về cái gì, bi bô tí cho ra vẻ :P)











Hmmm, 11 là số nguyên tố nên không sắp xếp một cách ngay ngắn được :P.

Một cái ảnh nhà nguyện nữa nhé, ở một góc nhìn khác, trước khi chuyển qua lâu đài.

Đây, ở phía tường thành đối diện với chỗ ông Da Vinci yên nghỉ là lâu đài Amboise. Nghe đâu nơi đây đã từng trú ngụ rất nhiều vua Pháp, trong đó có François 1er (đọc là "Phơ-răng-xoa đệ nhất"), bạn của Da Vinci và là người mời ông đến Amboise sống. Từ một cửa sổ nhà của Da Vinci (chẳng nhớ phòng khách hay phòng gì nữa) có thể nhìn thẳng đến lâu đài. Trên hình, bên phải là lâu đài (tớ biết là các bạn phân biệt được, nhưng cứ giới thiệu cho chắc), bên trái là sông Loire nổi tiếng. Lâu đài ở trên cao, lại gần sông nên gió lắm (nhìn những lá cờ nhé). Tớ đứng chụp ảnh mà run bần bật chỉ sợ "để gió cuốn đi".

Đây là nhìn từ phía ngược lại. Các cửa sổ trang trí rất cầu kỳ. Nói chung là kiến trúc gô-tích bao giờ cũng hoành tráng.
Bên trong lâu đài thực ra cũng giống như các loại lâu đài khác, tức là có một số phòng, có một số chân dung các vị liên quan đến lâu đài. Lâu đài Amboise này từng bị phá huỷ nên đồ đạc và trang trí còn lại ít, bên trong trống trải và sơ sài, so với sự ấm cúng rất phụ nữ của Chenonceau - lâu đài của các quý bà - thì đúng là một trời một vực. Vì lý do này và việc nhân viên bảo vệ hạn chế chụp ảnh và việc không gian bị lấp đầy bởi hai đoàn "gà công nghiệp" ì à ì ạch mà ảnh chụp trong lâu đài không nhiều.


Ảnh bên trái chụp ở phòng lính gác, là gian đầu tiên khi bước vào cửa lâu đài. Ảnh bên phải là phòng gì không nhớ tên chính xác, đại loại là dùng khi nghị sự. Màu trắng của trần và sàn làm cho gian phòng đặc biệt sáng sủa so với các phòng khác. Cũng như ở Chenonceau, cái lò sưởi nhắc tớ nghĩ đến giai điệu của "Smoke gets in your eyes".
Như đã nói, lâu đài Amboise nằm trên một quả đồi rất rộng. Không biết trước khi bị tàn phá thì thế nào, chứ hiện nay lâu đài và nhà nguyện gộp lại cũng chỉ được một góc của phần còn lại.
Giữa khu vườn (đúng hơn là bãi cỏ) rộng là tượng bán thân của Da Vinci.

Đi ra xa và lên cao có thể nhìn toàn cảnh lâu đài và nhà nguyện.


Cây tùng tuyết Li-băng ở đây hơi kém thế so với cây ở Tours nhưng vẫn thuộc hàng đại thụ.

Mấy ảnh linh tinh:

Sông Loire.

Xanh.


Thị trấn nhìn từ trên cao. Những chấm trên mái nhà trong ảnh bên phải là một lũ chim ngu si béo núc na núc ních tụ tập tránh gió.

Máng xối nước.

Xây được cái tường thành dựng đứng và cao chót vót thế này quả vô cùng công phu. Lâu đài này ngày xưa phòng thủ hẳn mạnh lắm. Toàn cho vua ở mà.

Nhòm xuống dưới thấy giữa thảm cỏ xanh có hai cái đốm vàng to đùng.
Sau lâu đài, bọn tớ đến Clos Lucé, là nhà của Da Vinci, ở cách mười phút đi bộ. Trời nhá nhem, máy ảnh yếu pin, không được chụp ảnh bên trong nhà, lại vội về vì sợ nhỡ chuyến bus cuối cùng (và gần như duy nhất), nên chẳng chụp ảnh mấy (chưa kể tay buốt run nên có chụp cũng không chuẩn).


Nhà của ông cụ đấy. Có một mình mà nhà to khiếp. Bao nhiêu gian để ông ấy mầy mò với các loại mô hình máy móc. Có trưng bày một số mô hình làm theo các bản thiết kế của ông ấy. Quá nửa là phục vụ cho quân sự, như "xe tăng", tàu hai lớp vỏ, các loại đại bác và pháo, máy bắn đá, etc.


Nhà to, vườn còn to hơn. Trong vườn có "máy bay trực thăng", có "xe tăng", cầu quay, cầu nâng lên được, máy bơm nước. Đi mỏi cả chân.

Cuối cùng là ảnh hoa hồng trong khu vườn sau nhà. Vườn to và chỉ trồng hoa hồng. Chỉ tiếc là hôm ấy đã cuối thu, trời lạnh và không nắng, hoa tàn gần hết. Đi vòng quanh mãi mới thấy một khóm kha khá hoa để chụp ảnh. Làm tớ nghĩ đến vườn hoa hồng đủ các loại ở Lyon. Có giống hoa gì ấy nhỉ, công chúa Monaco à?
---
Cứ định chỉ post ảnh thôi, ai ngờ lắm lời quá. Vừa thi xong phởn chí có khác :D!
Vì bài này có nhiều ảnh nên tớ chỉ post ở dạng thumbnail cho nhẹ. Muốn xem cỡ to chỉ cần click vào ảnh.

Đứng dưới phố nhìn lên, lâu đài Amboise là một pháo đài đồ sộ kín như bưng.

Lên trên hoá ra là cả một quả đồi rất rộng :D.

Đứng ở trên nhìn xuống thấy đường phố bé tí: mình cao thật! (Nghĩ đến một câu hát của Norah Jones: "... tell me, how does it feel to be so high looking down there? Is it lonely? Lonely... lonely...") Cái nhà trang trí bằng dây leo kia nổi bật nhỉ?


Bên trái là Chapelle St-Hubert (Thánh bảo trợ săn bắn - trên đỉnh tháp ngoài các mô-típ gô-tích quen thuộc còn có thêm mấy cặp sừng hươu bằng đồng), bên trong an nghỉ Leonardo Da Vinci vĩ đại. Trữ tình ngoại đề phát, thật tình cờ và thật bất ngờ, ông Hubert này lại là thánh bảo hộ cho ngày sinh của tớ. Hồi trước tớ đọc Wiki thấy bảo ông này trước là quý tộc gì đó rất ham săn bắn, sau quá đau buồn vì vợ chết nên lánh đời, cuối cùng theo đạo, lập nhiều công đức nên chết đi được phong thánh. Nghe nói ông này cũng bảo trợ cho các nhà làm toán. Theo tớ thì ông ấy còn bảo trợ cho các nhà yêu vợ :D.
Bên phải là một cái tháp khoá kín, không biết là cái gì. Thằng đứng đầu kia bờ tường là thằng đi cùng tớ. Một số ảnh trong bài này là nó chụp.

Mặt tiền của nhà nguyện: có đủ ngựa, chim thú và chó săn, đích thị thánh Hubert!
Vào trong nhà nguyện có bàn thờ Da Vinci, có hầm mộ ông ấy, nhưng sự chú ý của tớ lại tập trung vào các ô cửa kính đầy màu sắc. Cái nhà nguyện bé tí mà đông tây nam bắc có đến mười một ô cửa kính! Đành rằng cửa kính kiểu này là nét trang trí phổ biến ở các nhà thờ châu Âu (Nhà thờ Lớn ở Hà Nội cũng có, nếu soi kỹ còn thấy dòng chữ nói nơi sản xuất, hình như là Pháp hoặc Paris gì đó), nhưng chưa bao giờ tớ trầm trồ ngây ngất như trước những cửa kính này. Trong các nhà thờ to, ánh sáng leo lét ở các ô cửa kiểu này bị bóng tối âm u nuốt chửng, chứ không rực rỡ khắp không gian như ở đây. Đứng trong gian phòng bé này, tớ cảm thấy như được vây quanh bởi ánh sáng và màu sắc.
Biết rằng để riêng từng thành phần sẽ không lột tả được sự hài hoà của cả kiến trúc, nhưng tớ vẫn không ngăn nổi mình quay ngang quay dọc chụp đủ bằng được mười một ô cửa. Bạn nào muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thực sự thì chỉ có cách đến tận nơi thôi.
(Tớ văn hoá còi, không hiểu điển tích gì hết nên thấy tranh đẹp thì thích chứ chẳng biết nó nói về cái gì, bi bô tí cho ra vẻ :P)











Hmmm, 11 là số nguyên tố nên không sắp xếp một cách ngay ngắn được :P.

Một cái ảnh nhà nguyện nữa nhé, ở một góc nhìn khác, trước khi chuyển qua lâu đài.

Đây, ở phía tường thành đối diện với chỗ ông Da Vinci yên nghỉ là lâu đài Amboise. Nghe đâu nơi đây đã từng trú ngụ rất nhiều vua Pháp, trong đó có François 1er (đọc là "Phơ-răng-xoa đệ nhất"), bạn của Da Vinci và là người mời ông đến Amboise sống. Từ một cửa sổ nhà của Da Vinci (chẳng nhớ phòng khách hay phòng gì nữa) có thể nhìn thẳng đến lâu đài. Trên hình, bên phải là lâu đài (tớ biết là các bạn phân biệt được, nhưng cứ giới thiệu cho chắc), bên trái là sông Loire nổi tiếng. Lâu đài ở trên cao, lại gần sông nên gió lắm (nhìn những lá cờ nhé). Tớ đứng chụp ảnh mà run bần bật chỉ sợ "để gió cuốn đi".

Đây là nhìn từ phía ngược lại. Các cửa sổ trang trí rất cầu kỳ. Nói chung là kiến trúc gô-tích bao giờ cũng hoành tráng.
Bên trong lâu đài thực ra cũng giống như các loại lâu đài khác, tức là có một số phòng, có một số chân dung các vị liên quan đến lâu đài. Lâu đài Amboise này từng bị phá huỷ nên đồ đạc và trang trí còn lại ít, bên trong trống trải và sơ sài, so với sự ấm cúng rất phụ nữ của Chenonceau - lâu đài của các quý bà - thì đúng là một trời một vực. Vì lý do này và việc nhân viên bảo vệ hạn chế chụp ảnh và việc không gian bị lấp đầy bởi hai đoàn "gà công nghiệp" ì à ì ạch mà ảnh chụp trong lâu đài không nhiều.


Ảnh bên trái chụp ở phòng lính gác, là gian đầu tiên khi bước vào cửa lâu đài. Ảnh bên phải là phòng gì không nhớ tên chính xác, đại loại là dùng khi nghị sự. Màu trắng của trần và sàn làm cho gian phòng đặc biệt sáng sủa so với các phòng khác. Cũng như ở Chenonceau, cái lò sưởi nhắc tớ nghĩ đến giai điệu của "Smoke gets in your eyes".
Như đã nói, lâu đài Amboise nằm trên một quả đồi rất rộng. Không biết trước khi bị tàn phá thì thế nào, chứ hiện nay lâu đài và nhà nguyện gộp lại cũng chỉ được một góc của phần còn lại.
Giữa khu vườn (đúng hơn là bãi cỏ) rộng là tượng bán thân của Da Vinci.

Đi ra xa và lên cao có thể nhìn toàn cảnh lâu đài và nhà nguyện.


Cây tùng tuyết Li-băng ở đây hơi kém thế so với cây ở Tours nhưng vẫn thuộc hàng đại thụ.

Mấy ảnh linh tinh:

Sông Loire.

Xanh.


Thị trấn nhìn từ trên cao. Những chấm trên mái nhà trong ảnh bên phải là một lũ chim ngu si béo núc na núc ních tụ tập tránh gió.

Máng xối nước.

Xây được cái tường thành dựng đứng và cao chót vót thế này quả vô cùng công phu. Lâu đài này ngày xưa phòng thủ hẳn mạnh lắm. Toàn cho vua ở mà.

Nhòm xuống dưới thấy giữa thảm cỏ xanh có hai cái đốm vàng to đùng.
Sau lâu đài, bọn tớ đến Clos Lucé, là nhà của Da Vinci, ở cách mười phút đi bộ. Trời nhá nhem, máy ảnh yếu pin, không được chụp ảnh bên trong nhà, lại vội về vì sợ nhỡ chuyến bus cuối cùng (và gần như duy nhất), nên chẳng chụp ảnh mấy (chưa kể tay buốt run nên có chụp cũng không chuẩn).


Nhà của ông cụ đấy. Có một mình mà nhà to khiếp. Bao nhiêu gian để ông ấy mầy mò với các loại mô hình máy móc. Có trưng bày một số mô hình làm theo các bản thiết kế của ông ấy. Quá nửa là phục vụ cho quân sự, như "xe tăng", tàu hai lớp vỏ, các loại đại bác và pháo, máy bắn đá, etc.


Nhà to, vườn còn to hơn. Trong vườn có "máy bay trực thăng", có "xe tăng", cầu quay, cầu nâng lên được, máy bơm nước. Đi mỏi cả chân.

Cuối cùng là ảnh hoa hồng trong khu vườn sau nhà. Vườn to và chỉ trồng hoa hồng. Chỉ tiếc là hôm ấy đã cuối thu, trời lạnh và không nắng, hoa tàn gần hết. Đi vòng quanh mãi mới thấy một khóm kha khá hoa để chụp ảnh. Làm tớ nghĩ đến vườn hoa hồng đủ các loại ở Lyon. Có giống hoa gì ấy nhỉ, công chúa Monaco à?
---
Cứ định chỉ post ảnh thôi, ai ngờ lắm lời quá. Vừa thi xong phởn chí có khác :D!
Sunday, November 11, 2007
11-07: Chateau de Chenonceau
Nov 2007: Chenonceau.

"Les musées, les églises
Ouvrent en vain leurs portes
Inutile beauté
Devant nos yeux déçus"

"Như cây liền cành"

"Em đi bỏ lại con đường"

"Con gì sáng bốn chân đi
Trưa hai chân bước, chiều về ba chân?"

"...You can fly away, in the sky away.
You're more lucky than me!"

"Allez! Venez, Milord,
vous asseoir à ma table!
Il fait si froid dehors,
ici c'est comfortable."

"Maxwell Edison, majoring in medicin, calls her on the phone..."

"Green fields are gone now, parched by the sun
Gone from the valleys where rivers used to run"

"When your heart's on fire, smoke gets in your eyes."

"Tôi thấy một cái nhà mười vạn quan..."


"Nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng"
---


Lá xanh mướt (và cả hoa!) mang lại sức sống cho cả rừng thu tàn úa. Đố biết tên cây là gì? ;-)
---
Visite http://www.flickr.com/photos/9833630@N02/tags/chenonceau/ for some more.

"Les musées, les églises
Ouvrent en vain leurs portes
Inutile beauté
Devant nos yeux déçus"

"Như cây liền cành"
"Em đi bỏ lại con đường"

"Con gì sáng bốn chân đi
Trưa hai chân bước, chiều về ba chân?"

"...You can fly away, in the sky away.
You're more lucky than me!"

"Allez! Venez, Milord,
vous asseoir à ma table!
Il fait si froid dehors,
ici c'est comfortable."

"Maxwell Edison, majoring in medicin, calls her on the phone..."

"Green fields are gone now, parched by the sun
Gone from the valleys where rivers used to run"

"When your heart's on fire, smoke gets in your eyes."

"Tôi thấy một cái nhà mười vạn quan..."


"Nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng"
---


Lá xanh mướt (và cả hoa!) mang lại sức sống cho cả rừng thu tàn úa. Đố biết tên cây là gì? ;-)
---
Visite http://www.flickr.com/photos/9833630@N02/tags/chenonceau/ for some more.
Subscribe to:
Posts (Atom)